Không chỉ là xu hướng, sữa hạt còn là “bí quyết vàng” để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp từ sâu bên trong. Với hương vị thơm ngon, dễ làm tại nhà, mỗi loại sữa hạt lại mang đến một lợi ích riêng. Hãy cùng Aumil khám phá ngay những công thức các loại sữa hạt tốt cho sức khoẻ dễ thực hiện, để bạn có thể tự tay tạo nên những ly sữa chuẩn ngon, chuẩn lành mỗi ngày nhé!
Sữa đậu nành
Sữa đậu nành là một trong các loại sữa hạt tốt cho sức khoẻ và rất dễ làm. Chỉ với vài nguyên liệu đơn giản và đôi ba bước nhanh chóng là bạn đã có ngay một ly sữa đậu nành thơm ngon, bổ dưỡng. Dưới đây là cách làm sữa đậu nành bằng máy xay sinh tố chỉ với 4 bước:
Nguyên liệu
- 200g đậu nành
- 10g đậu xanh
- 1,7 lít nước lọc
- 50g lá dứa1g muối
- Đường
- Dụng cụ: nồi, thau, máy xay sinh tố, rây lọc, muôi/vá, ly…
Sơ chế nguyên liệu
- Chuẩn bị đậu nành: Chọn hạt đậu nành nhỏ để đảm bảo sữa thơm ngon. Rửa sạch đậu, sau đó ngâm trong nước từ 6 – 8 tiếng. Khi đậu mềm, đãi sạch vỏ và rửa lại thật kỹ để loại bỏ tạp chất.
- Tạo vị béo cho sữa: Thêm 10g đậu xanh để tăng độ béo mà không làm mất đi hương vị đặc trưng của đậu nành. Nếu thích, bạn có thể thay đậu xanh bằng đậu phộng. Ngâm đậu xanh hoặc đậu phộng trong nước cho đến khi mềm.
Cách nấu sữa đậu nành
- Đun sơ nguyên liệu: Cho đậu nành và đậu xanh vào nồi cùng 500ml nước, đun sôi trên bếp để khử mùi hăng của đậu nành và giúp sữa bảo quản được lâu hơn. Khi nước sôi, tắt bếp, thêm 1,2 lít nước lọc và để nguội. Lá dứa rửa sạch, buộc gọn thành bó để chuẩn bị cho bước nấu sữa.
- Xay và lọc nước cốt: Cho hỗn hợp đậu nành, đậu xanh và một nửa lượng nước vừa đun vào máy xay sinh tố. Xay nhuyễn mịn. Nếu cối xay nóng, dừng một lát để máy nguội rồi tiếp tục. Sau đó, bạn có thể lọc hỗn hợp qua rây hoặc khăn mỏng để lấy nước cốt, vắt kỹ để thu được nhiều sữa nhất. Tiếp tục xay phần bã đậu với lượng nước còn lại, sau đó lọc lại lần nữa để tận dụng tối đa tinh chất từ hạt đậu.
- Nấu sữa đậu nành: Đổ nước cốt đậu vừa lọc vào nồi, thêm bó lá dứa để tăng hương thơm. Nấu trên lửa vừa, khuấy đều để tránh cháy khét đáy nồi. Khi sữa sôi, giảm lửa nhỏ, thêm 1g muối. Đun thêm khoảng 5 phút để sữa chín hoàn toàn, sau đó vớt bỏ lá dứa và tắt bếp.
Thưởng thức và bảo quản
Sữa đậu nành sau khi nấu xong có thể thưởng thức ngay.
- Uống nóng: Pha 200ml sữa với 10g đường, khuấy đều.
- Uống lạnh: Pha 150ml sữa với 20g đường, thêm đá là hoàn hảo.
Để bảo quản, bạn nên đợi sữa nguội hẳn rồi rót vào chai/lọ thủy tinh sạch, đậy kín nắp và để trong ngăn mát tủ lạnh. Lưu ý rằng bạn nên sử dụng hết trong 1 ngày để đảm bảo chất lượng.
Sữa đậu nành vừa ngon vừa dễ làm
Sữa óc chó
Sữa óc chó là một trong các loại sữa hạt tốt cho sức khoẻ và rất được nhiều người yêu thích. Cùng khám phá ngay cách tự làm sữa hạt óc chó tại nhà vừa đơn giản, tiết kiệm lại đảm bảo chất lượng nhé!
Nguyên liệu
- Hạt óc chó: 130g
- Đường cát trắng: 130g
- Bột đường vani: 5g (hoặc 1/2 ống vani bột)
- Nước: 1.2 lít
- Dụng cụ: Máy xay sinh tố, nồi, rây lọc, bình đựng,…
Cách chọn mua hạt óc chó
- Hạt óc chó nguyên vỏ: Chọn hạt còn nguyên vỏ, không nứt hoặc bể. Hạt to, chắc tay sẽ nhiều nhân, thơm bùi hơn.
- Hạt óc chó đã tách vỏ: Chọn nhân đầy đặn, màu trắng sữa, khô ráo, vỏ lụa nguyên vẹn. Tránh mua hạt bị tươm dầu, teo nhỏ, hoặc có dấu hiệu ẩm mốc, lỗ mọt.
Sơ chế nguyên liệu
- Ngâm hạt óc chó trong nước từ 4 – 6 tiếng hoặc qua đêm.
- Sau khi ngâm, rửa hạt 2 – 3 lần với nước sạch, để ráo.
- Đập sơ hạt óc chó thành miếng nhỏ để dễ say hơn
Cách nấu sữa hạt óc chó
- Đun sôi 1.2 lít nước, để nguội xuống khoảng 60°C.
- Chia hạt óc chó làm 2 lần xay. Mỗi lần xay, cho 600ml nước nóng và hạt óc chó vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.
- Lọc hỗn hợp qua rây hoặc khăn mỏng 2 – 3 lần để sữa mịn.
- Đun sữa nhỏ lửa trong 2-3 phút để sữa chín
- Thêm 130g đường cát trắng và 5g bột đường vani, khuấy đều.
Mẹo nhỏ
- Dùng hạt chà là khô thay thế đường để tạo độ ngọt tự nhiên.
- Xay hạt với nước lọc trước, sau đó đun nhẹ trên bếp đến khi sữa ấm nóng, tránh đun sôi làm sữa tách nước.
Sữa óc chó là một trong các loại sữa hạt tốt cho sức khoẻ và phù hợp với nhiều đối tượng
Sữa mè đen
Mè đen là loại thực phẩm quen thuộc trong nhiều gia đình Việt. Không chỉ nổi tiếng bởi hương vị thơm bùi mà mè đen còn chứa nhiều dưỡng chất, hỗ trợ tốt cho sức khỏe và có khả năng phòng ngừa một số bệnh. Hãy thử làm sữa mè đen với công thức đơn giản được Aumil chia sẻ ngay dưới đây để làm phong phú thực đơn cho cả nhà nhé!
Nguyên liệu
- 100g mè đen
- 500ml nước lọc
- 200ml sữa tươi không đường (hoặc có đường nhưng giảm lượng sữa đặc)
- 50ml sữa đặc
- Dụng cụ: vá gỗ, chảo, nồi, bếp, rây hoặc túi vải lọc, máy xay sinh tố
Sơ chế nguyên liệu
- Làm sạch mè đen: Rửa mè đen trong nước, đãi để loại bỏ các chất bẩn và hạt lép nổi trên mặt nước. Lưu ý rằng bạn nên phơi khô mè trước khi rang.
- Rang mè đen: Đặt chảo lên bếp, cho mè vào rang ở lửa vừa. Bạn nên đảo đều liên tục trong khoảng 5 phút đến khi mè chín thơm và nhớ rằng phải để mè nguội hoàn toàn trước khi xay.
Cách nấu sữa hạt mè
- Xay nhuyễn mè đen: Cho mè đã rang vào máy xay sinh tố, thêm 500ml nước lọc. Xay nhuyễn hỗn hợp, sau đó dùng rây hoặc túi vải lọc lấy nước cốt, loại bỏ bã mè.
- Nấu sữa mè đen: Đổ nước cốt mè đen vào nồi, thêm 200ml sữa tươi không đường và 50ml sữa đặc. Khuấy đều hỗn hợp và đun trên lửa vừa, liên tục khuấy để tránh sữa bị khét. Lưu ý là không đun sôi sữa để giữ trọn vẹn dưỡng chất và tránh sữa bị kẹo lại.
Hoàn thiện và bảo quản
- Khi sữa chín thơm, nêm nếm độ ngọt theo khẩu vị.
- Rót sữa ra ly để thưởng thức, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng trong 1-2 ngày.
>> Khám phá: Vì sao sữa hạt lại tốt cho sức khỏe của mọi lứa tuổi?
Sữa hạt mè là một trong các loại sữa hạt tốt cho sức khoẻ và dễ nấu
Sữa yến mạch
Sữa yến mạch là một trong các loại sữa hạt tốt cho sức khoẻ và rất dễ làm. Sữa có hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng, phù hợp với mọi thành viên trong gia đình. Cùng tìm hiểu cách làm sữa yến mạch đơn giản tại nhà để bổ sung vào thực đơn hàng ngày nhé!
Nguyên liệu
- 500gr yến mạch nguyên hạt hoặc cán dẹp
- 2 lít nước lọc
- 150gr đường phèn
- Dụng cụ: nồi nấu, túi vải lọc, ly thủy tinh, máy xay sinh tố, muỗng khuấy
Sơ chế nguyên liệu
- Ngâm Yến Mạch: Cho yến mạch vào nồi, đổ nước ngập gấp đôi lượng yến mạch và đậy nắp ngâm khoảng 4 tiếng. Nếu có thời gian, bạn có thể ngâm qua đêm để yến mạch nở đều hơn.
Cách làm sữa yến mạch
- Xay nhuyễn yến mạch: Sau khi ngâm, rửa sạch yến mạch nhiều lần với nước. Cho yến mạch vào máy xay sinh tố, thêm nước lọc ngập mặt và xay nhuyễn. Lọc hỗn hợp qua túi vải để loại bỏ phần xác yến mạch. Phần xác này có thể tận dụng làm bánh nướng, bánh mì hoặc sinh tố.
- Nấu sữa yến mạch: Cho phần sữa đã lọc vào nồi, đặt lên bếp và đun ở lửa vừa. Khi sữa sôi nhẹ (khoảng 3 phút), thêm đường phèn, khuấy đều cho tan và tắt bếp.
Lưu ý và biến tấu
- Có thể kết hợp yến mạch với các nguyên liệu như hạt sen, mè đen, hạt chia hoặc khoai lang để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng.
- Với hạt chia, ngâm nước cho nở rồi thêm vào sữa yến mạch sau khi nấu.
Bảo quản sữa yến mạch
- Sữa yến mạch có thể uống nóng hoặc lạnh tùy ý.
- Để bảo quản, đợi sữa nguội, rót vào chai thủy tinh, đậy kín nắp và để trong ngăn mát tủ lạnh.
- Sữa tự làm không chứa chất bảo quản, nên sử dụng hết trong vòng 2 ngày để đảm bảo chất lượng.
Sữa yến mạch thơm ngon, dễ làm và phù hợp với nhiều đối tượng
Sữa hạt điều
Sữa hạt điều là một trong các loại sữa hạt tốt cho sức khoẻ. Cùng Aumil khám phá cách làm sữa hạt điều thơm ngon, bổ dưỡng ngay tại nhà!
Nguyên liệu
- 100g hạt điều tươi
- 1000ml nước tinh khiết
- 30g đường (có thể điều chỉnh theo khẩu vị)
- ½ muỗng cà phê muối
- Dụng cụ: Muỗng, nồi, túi lọc, thau rổ, bình hoặc lọ thủy tinh
Sơ chế hạt điều
- Rửa hạt điều với ½ muỗng cà phê muối để loại bỏ bụi bẩn.
- Tiếp tục rửa sạch với nước lạnh và để ráo.
Cách làm sữa hạt điều
- Xay nhuyễn hạt điều và lọc: Cho hạt điều vào máy xay sinh tố, thêm 1000ml nước tinh khiết, và xay trong 1 phút.
- Lọc sữa: Dùng túi lọc để loại bỏ bã, chỉ giữ lại phần sữa. Nếu không lọc, sữa sẽ nhanh hỏng (bảo quản chỉ được 1 – 2 tiếng ở nhiệt độ thường) và có thể hơi khó uống.
- Nấu sữa hạt điều: Đun sữa ở nhiệt độ khoảng 70°C trong 15 phút để giữ nguyên chất dinh dưỡng. Thêm đường vào nồi, khuấy đều cho tan..
Lưu ý khi làm sữa hạt điều
- Sữa có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 – 3 ngày. Uống sữa ngay sau khi làm để đảm bảo hương vị tươi ngon nhất.
- Có thể biến tấu bằng cách thêm vani, hương liệu tự nhiên hoặc các loại hạt khác như hạt chia, mè đen để tăng hương vị và dinh dưỡng.
>> Tìm hiểu: Những loại hạt tốt cho sức khỏe của bạn
Sữa hạt điều rất tốt cho những người cần bổ sung năng lượng và cải thiện sức khỏe
Sữa hạnh nhân
Sữa hạnh nhân với hương vị thơm ngon, béo ngậy và giàu dinh dưỡng ngày càng được yêu thích. Cùng Aumil khám phá cách làm sữa hạnh nhân thơm ngon và đảm bảo chất lượng ngay tại bếp của bạn!
Nguyên liệu
- 100g hạt hạnh nhân
- 1 lít nước tinh khiết
- 150g đường (điều chỉnh theo khẩu vị)
- Dụng cụ: Máy xay sinh tố, rây lọc, nồi, muỗng khuấy
Sơ chế hạt hạnh nhân
- Ngâm hạnh nhân trong nước ấm khoảng 4 giờ để hạt mềm và dễ chế biến.
- Tách bỏ lớp vỏ lụa bên ngoài, sau đó rửa sạch và để ráo.
Cách làm sữa hạnh nhân
- Xay hạnh nhân: Cho hạnh nhân đã sơ chế vào máy xay sinh tố. Thêm 500ml nước vào và xay kĩ nhiều lần đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn.
- Lọc sữa: Lọc hỗn hợp qua rây để loại bỏ bã. Thêm một ít nước, dùng muỗng khuấy đều để đảm bảo thu được tối đa lượng sữa.
- Nấu sữa: Đổ phần sữa đã lọc vào nồi, thêm 150g đường (tùy chỉnh theo khẩu vị). Khuấy đều để đường tan hoàn toàn. Bắc nồi lên bếp, đun với lửa vừa, liên tục khuấy đều tay để sữa không bị vón cục hay tách nước. Khi sữa sôi, đun thêm khoảng 2 phút rồi tắt bếp.
Lưu ý khi nấu sữa hạt hạnh nhân
- Sữa hạnh nhân nên uống nóng hoặc để nguội và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, dùng trong vòng 2 – 3 ngày.
- Có thể biến tấu bằng cách thêm hương vani hoặc mật ong để tăng hương vị.
- Phần bã hạnh nhân sau khi lọc có thể dùng để làm bánh hoặc sinh tố.
Sữa hạnh nhân dù để lạnh hay uống nóng đều ngon
Sữa hạt bí ngô
Sữa hạt bí xanh không chỉ thơm ngon mà còn là một trong các loại sữa hạt tốt cho sức khỏe. Chỉ cần vài bước đơn giản, bạn sẽ có ngay một ly sữa mát lành ngay tại nhà.
Nguyên liệu
- 100g hạt bí xanh
- 1/2 thìa cà phê vani (tùy chọn theo sở thích)
- 2 – 3 thìa cà phê đường (điều chỉnh theo khẩu vị)
- 500ml nước lọc
- Dụng cụ: Máy xay sinh tố, rây lọc hoặc túi vải
Sơ chế nguyên liệu
- Ngâm hạt bí xanh: Ngâm hạt bí xanh trong nước thường khoảng 20 tiếng để hạt nở đều.
- Nếu bạn cần tiết kiệm thời gian, có thể ngâm với nước nóng trong 30 phút. Việc ngâm giúp loại bỏ độc tố và làm hạt mềm hơn, dễ xay nhuyễn.
Cách làm sữa hạt bí
- Sau khi ngâm, rửa sạch hạt bí xanh, để ráo nước.
- Cho hạt bí xanh vào máy xay sinh tố cùng 500ml nước, đường và vani.
- Xay nhuyễn hỗn hợp đến khi sánh mịn.
- Lọc Sữa: Dùng rây nhỏ hoặc túi vải lọc để loại bỏ phần bã hạt, chỉ lấy phần sữa. Sữa sau khi lọc có thể thưởng thức ngay mà không cần đun sôi.
Lưu ý khi làm sữa hạt bí
- Sữa hạt bí xanh ngon hơn khi uống lạnh. Bảo quản sữa trong tủ mát và dùng trong vòng 1 – 2 ngày để giữ độ tươi ngon.
- Phần bã sau khi lọc có thể tận dụng làm bánh, sinh tố hoặc thêm vào các món ăn khác.
- Nếu muốn sữa có vị ngậy hơn, bạn có thể kết hợp thêm các loại hạt khác như hạnh nhân hoặc hạt điều.
Sữa hạt bí là một trong các loại sữa hạt tốt cho sức khoẻ mà không cần phải đun sôi
Sữa bắp
Sữa bắp là một trong các loại sữa hạt tốt cho sức khỏe, nhưng nhiều người lại gặp khó khăn khi tự nấu tại nhà vì không thể làm sữa bắp béo ngậy như ngoài tiệm. Nếu bạn cũng gặp phải vấn đề này, đừng lo! Aumil sẽ chia sẻ công thức làm sữa bắp mới, đảm bảo sẽ mang đến cho bạn một cốc sữa bắp đậm đà, béo ngậy, thơm ngon như ý.
Nguyên liệu
- 1 trái bắp nếp
- 1 trái bắp Mỹ (ngô ngọt)
- 10g đậu xanh
- Vỏ bắp và râu bắp
- 50g đường phèn
- 20ml sữa đặc
- Lá dứa (dứa thơm)
- Dụng cụ: Máy xay sinh tố, rây lọc, thớt, dao, nồi nấu…
Sơ chế nguyên liệu
- Bắp nếp và bắp Mỹ: Cắt phần hạt ra, để riêng, giữ lại cùi bắp để nấu nước bắp.
- Vỏ bắp và râu bắp: Rửa sạch, để khô và cột thành bó nhỏ.
- Đậu xanh: Rửa sạch, ngâm với nước ấm cho nở mềm, sau đó luộc hoặc hấp chín.
- Lá dứa: Rửa sạch, cột thành bó nhỏ để khi nấu sẽ dễ dàng lấy ra.
Nấu sữa bắp
- Nấu nước bắp: Cho cùi bắp, râu bắp, vỏ bắp và lá dứa vào nồi nước khoảng 500ml. Đun sôi và nấu trong 30 phút để lấy nước bắp. Nước bắp này sẽ giúp tạo độ ngọt và mùi thơm tự nhiên cho sữa.
- Xay nhuyễn bắp: Sau khi nấu nước bắp xong, bạn cho hạt bắp vào máy xay sinh tố cùng 500ml nước bắp đã nấu. Xay nhuyễn mịn. Tiếp theo, dùng rây lọc hỗn hợp qua 2-3 lần để có được sữa bắp mịn màng, không còn lợn cợn.
- Nấu sữa bắp ngọt thanh: Đổ phần sữa bắp đã lọc mịn vào nồi, cho thêm lá dứa vào để thơm. Khi nấu, bạn nhớ khuấy đều để tránh sữa bị khét. Khi sữa sôi, cho 50g đường phèn và 20ml sữa đặc vào, khuấy đều cho hòa quyện. Đường phèn giúp tạo vị ngọt thanh tự nhiên, còn sữa đặc giúp sữa béo ngậy hơn.
- Sau khi sữa bắp đã hoàn thành, tắt bếp, để nguội. Bạn có thể cho vào lọ thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Sữa bắp sẽ ngon nhất khi uống trong ngày.
>> Có thể bạn chưa biết: Sữa hạt nào tốt cho người lớn tuổi?
Sữa bắp sánh mịn, thơm béo
Sữa gạo lứt
Gạo lứt là một nguyên liệu tuyệt vời không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ làm đẹp da và giữ vóc dáng. Hãy cùng thử ngay công thức làm sữa gạo lứt đơn giản mà hiệu quả dưới đây!
Nguyên liệu
- 50gr gạo lứt
- 500ml sữa tươi
- Dụng cụ: Máy xay sinh tố, rây lọc, nồi nấu…
Sơ chế gạo lứt
- Sau khi mua gạo lứt về, bạn nhặt lại những hạt bị hỏng và sạch sẽ.
- Rang gạo lứt trên bếp với lửa nhỏ. Bạn cần rang cho đến khi gạo có mùi thơm và hạt gạo nở ra thì tắt bếp.
Cách nấu sữa gạo lứt
- Nấu gạo: Cho gạo đã rang vào nồi và đổ thêm 300ml nước. Nấu gạo cho đến khi chín mềm, bạn có thể thử để đảm bảo hạt gạo đã mềm như ý, sau đó tắt bếp.
- Xay nhuyễn gạo lứt: Đợi cho gạo nguội, sau đó cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn để có một hỗn hợp mịn màng.
- Lọc nước gạo lứt: Dùng rây lọc để tách lấy phần nước gạo lứt trong và mịn.
- Nấu sữa gạo lứt: Trong một nồi khác, đun sữa tươi cùng với 500ml nước lọc. Bạn có thể thêm đường vào tuỳ khẩu vị. Đun sữa cho đến khi sôi thì cho nước gạo lứt đã lọc vào. Tiếp tục nấu thêm khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
- Đổ hỗn hợp sữa gạo lứt vào cốc, để nguội và thưởng thức. Bạn sẽ có ngay một ly sữa gạo lứt thơm ngon, bổ dưỡng.
Sữa gạo lứt là một trong các loại sữa hạt tốt cho sức khoẻ và đặc biệt dành cho người ăn kiêng
Sữa macca
Sữa hạt macca là một trong các loại sữa hạt tốt cho sức khỏe, vừa thơm ngon lại dễ làm. Với công thức được Aumil chia sẻ dưới đây, bạn sẽ có được một ly sữa macca béo ngậy mà không cần phải tốn nhiều thời gian.
Nguyên liệu
- 200g hạt macca
- 1 bịch sữa tươi không đường (giúp sữa hạt béo hơn)
- 500ml nước tinh khiết
- Đường (nên sử dụng đường phèn để tạo vị ngọt tự nhiên)
- Dụng cụ: Máy xay sinh tố, đồ khui hạt macca (nếu bạn mua macca nguyên vỏ), túi lọc.
Sơ chế nguyên liệu
- Nếu bạn mua hạt macca nguyên vỏ, dùng dụng cụ tách vỏ hoặc dao để bóc vỏ, sau đó rửa sạch nhân macca và để ráo nước.
- Bạn không cần ngâm hạt macca trong nước để làm mềm hạt vì máy xay sẽ tự làm sữa nhuyễn và mịn.
Cách làm sữa hạt Macca
- Xay hạt macca: Cho hạt macca vào túi và giã nhuyễn. Sau đó cho hạt macca đã giã và 500ml nước tinh khiết vào máy xay. Xay nhuyễn cho đến khi hỗn hợp mịn màng.
- Lọc qua túi lọc: Dùng túi lọc để lọc lấy phần sữa macca và loại bỏ phần xác hạt.
- Nấu sữa hạt: Đổ sữa macca đã lọc vào nồi, cho thêm sữa tươi và đường (tùy khẩu vị).
- Bật bếp và đun sữa với lửa nhỏ. Khuấy đều liên tục trong khoảng 2-3 phút cho đến khi sữa nóng và hòa quyện.
- Hoàn thành: Tắt bếp và để sữa nguội. Sau khi sữa nguội, bạn có thể thưởng thức ngay hoặc cho vào tủ lạnh để uống mát lạnh.
Sữa macca – thức uống dinh dưỡng dành cho mọi người
Sữa hạt dẻ
Sữa hạt dẻ không chỉ thơm ngon, dễ uống mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để bạn có thể tự tay chế biến món sữa hạt dẻ thơm ngon, bổ dưỡng tại nhà, dưới đây là công thức chuẩn không cần chỉnh!
Nguyên liệu:
- 200-300g hạt dẻ
- 100g kem sữa tươi
- 1000ml nước lọc
- Một ít đường (tùy khẩu vị)
- Dụng cụ: Máy xay sinh tố, túi lọc.
Sơ chế hạt dẻ
- Cắt bỏ phần đuôi hạt dẻ.
- Dùng dao khứa nhẹ một đường trên vỏ hạt dẻ.
- Ngâm hạt dẻ trong nước ấm khoảng 30 phút để vỏ mềm ra.
- Bóc vỏ hạt dẻ và loại bỏ phần lụa mỏng bên trong hạt.
- Rửa lại với nước sạch rồi ngâm hạt dẻ với nước lạnh khoảng 4-6 tiếng.
Cách nấu sữa hạt dẻ
- Xay hạt: Xay nhuyễn và lọc hỗn hợp hạt dẻ. Sau khi hạt dẻ đã được ngâm mềm, cho hạt dẻ vào máy xay sinh tố cùng 900ml nước và xay nhuyễn cho đến khi hỗn hợp mịn màng.
- Lọc sữa: Dùng rây lọc hỗn hợp để loại bỏ bã hạt dẻ. Để sữa mịn hơn, bạn có thể lọc hỗn hợp 2 lần.
- Nấu sữa trên bếp: Cho phần sữa hạt dẻ đã lọc vào nồi và bắc lên bếp với lửa vừa. Thêm một ít đường và hương vani để tạo vị ngọt thanh tự nhiên. Khi sữa bắt đầu sôi nhẹ, cho 100g kem sữa tươi vào và khuấy đều cho đến khi sữa mịn màng, sau đó tắt bếp.
Sữa hạt dẻ dễ làm, dễ uống
Sữa hạt sen
Sữa hạt sen không chỉ là một trong các loại sữa hạt tốt cho sức khỏe, giúp giải nhiệt tuyệt vời mà còn có công dụng thanh lọc cơ thể, an thần, giúp ngủ ngon. Với nguyên liệu dễ tìm và cách chế biến đơn giản, bạn có thể tự tay làm sữa hạt sen tại nhà để thưởng thức hoặc chiêu đãi gia đình và bạn bè.
Nguyên liệu
- 500g hạt sen tươi
- 180g sữa đặc có đường
- 200ml sữa tươi
- 200g đường phèn
- 50g lá dứa (lá nếp)
- Dụng cụ: nồi, máy xay sinh tố, rây/vải lọc, muỗng, chai thủy tinh đựng sữa…
Sơ chế hạt sen
- Hạt sen tươi nên mua loại còn vỏ ngoài để đảm bảo độ tươi ngon. Bóc vỏ hạt sen, tách đôi hạt và lấy tim sen ra để tránh vị đắng. Phần tim sen có thể rang hoặc phơi khô để pha trà rất tốt.
- Rửa sạch hạt sen, để ráo nước.
Cách làm sữa hạt sen
- Xay hạt sen: Cho hạt sen vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn với 400ml nước. Lặp lại quá trình này 2 lần, mỗi lần xay với 400ml nước để hạt sen được nhuyễn mịn.
- Lọc xác hạt sen: Sau khi xay nhuyễn, cho hỗn hợp hạt sen vào túi vải lọc để tách nước. Tiếp theo, cho một ít nước vào phần bã hạt sen, nhồi và vắt kiệt để lấy hết tinh chất từ hạt sen. Sau đó, lọc qua rây 1 – 2 lần để loại bỏ cặn.
- Nấu sữa hạt sen: Lá dứa rửa sạch, bó lại rồi cho vào nồi cùng với 1,5 lít nước lọc. Khi nước sôi, cho đường phèn vào và khuấy đều cho đường tan.
- Cho nước sen vào một nồi khác, bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ trong 15 phút. Khuấy đều liên tục để tránh bị cháy. Khi nước sen sôi nhẹ, tắt bếp, cho sữa tươi và sữa đặc vào nồi, khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện.
- Hoàn thành: Vớt lá dứa ra khỏi nồi nước đường, rồi hòa chung nước sen với hỗn hợp đường và sữa. Khuấy đều và nếu có bọt, vớt bọt ra để sữa mịn hơn.
>> Đọc thêm: Các loại sữa thuần chay tốt nhất hiện nay
Sữa hạt sen – “thuốc thần” cho giấc ngủ ngon
Sữa hạt chia
Sữa hạt chia là một trong các loại sữa hạt tốt cho sức khỏe với hàm lượng omega-3, chất xơ và protein cao. Sữa hạt chia giúp hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da, và cải thiện sức khỏe tim mạch. Dưới đây là công thức đơn giản để bạn có thể tự nấu sữa hạt chia tại nhà.
Nguyên liệu
- 2 muỗng canh hạt chia (khoảng 30g)
- 500ml sữa tươi (hoặc sữa hạt tùy chọn như sữa hạnh nhân, sữa đậu nành)
- 1-2 muỗng canh mật ong hoặc đường (tùy khẩu vị)
- 1/2 muỗng cà phê tinh chất vani (tùy chọn)
Cách chế biến sữa hạt chia
- Ngâm hạt chia: Cho hạt chia vào một bát nhỏ, thêm khoảng 100ml nước lọc hoặc sữa (hoặc một chút sữa tươi nếu bạn muốn hương vị sữa hòa quyện hơn). Ngâm hạt chia trong khoảng 15-20 phút hoặc cho đến khi hạt chia nở ra, tạo thành một hỗn hợp gel.
- Nấu sữa: Đun nóng 500ml sữa trong nồi nhỏ trên lửa vừa. Nếu bạn sử dụng sữa tươi, chú ý không để sữa sôi quá mạnh vì sẽ mất đi chất dinh dưỡng. Khi sữa gần sôi (khoảng 80°C), bạn có thể thêm mật ong hoặc đường vào để sữa có vị ngọt vừa phải. Khuấy đều để đường tan hoàn toàn.
- Kết hợp sữa với hạt chia: Sau khi sữa đã nóng và đường đã tan, cho hạt chia đã ngâm vào nồi sữa, khuấy đều để hạt chia hòa quyện hoàn toàn với sữa. Tiếp tục khuấy và đun nhỏ lửa trong khoảng 3-5 phút để hạt chia nở đều trong sữa.
- Hoàn thành: Tắt bếp, để sữa hạt chia nguội một chút. Bạn có thể cho thêm một chút tinh chất vani để tăng hương thơm cho sữa. Rót sữa vào cốc hoặc chai thủy tinh, để nguội hoặc cho vào tủ lạnh khoảng 1-2 giờ để thưởng thức mát lạnh.
Sữa hạt chia có vị béo ngậy của sữa kết hợp với độ giòn, sần sật của hạt chia
Sữa Ấu – Top 1 trong các loại sữa hạt tốt cho sức khỏe
Nếu bạn yêu thích các loại sữa hạt tự làm tại nhà nhưng không có nhiều thời gian để chuẩn bị, sữa hạt củ ấu Aumil chính là lựa chọn hoàn hảo. Quan trọng hơn hết, sản phẩm vẫn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất từ thiên nhiên, giúp bạn duy trì sức khỏe mà không cần lo lắng về việc chế biến phức tạp.
Với sự kết hợp giữa củ ấu và 10 loại hạt khác nhau, Aumil mang đến một sản phẩm dinh dưỡng đầy đủ, giúp bạn chăm sóc sức khỏe mỗi ngày mà không cần tốn quá nhiều công sức.
Hiện Aumil có 3 dòng sữa ấu chính:
- Sữa Aumil Avi Sure: Dành cho những ai muốn bổ sung dinh dưỡng tốt cho xương, hệ tiêu hóa và tim mạch. Chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai cần một cơ thể khỏe mạnh từ bên trong.
- Sữa Aumil Avi Gold: Nếu bạn đang tìm kiếm một loại sữa giúp ổn định đường huyết và cung cấp dinh dưỡng từ thiên nhiên, đây chính là sản phẩm phù hợp cho chế độ ăn lành mạnh của bạn.
- Sữa Aumil Avi Mom: Dành riêng cho các mẹ trước và trong quá trình mang thai, cũng như đang cho con bú, sản phẩm này hỗ trợ cả mẹ và bé với nguồn dưỡng chất thiết yếu.
Sữa hạt Aumil không chỉ tiện lợi mà còn cực kỳ giàu dưỡng chất. Các thành phần đáng chú ý bao gồm:
- Albumin giúp điều hòa huyết áp và vận chuyển dinh dưỡng cho các hoạt động hàng ngày.
- Aquamin F hỗ trợ giảm đau và tăng cường sự linh hoạt cho xương khớp.
- Vitamin D3, Canxi, MK7 giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt canxi và loãng xương.
- MUFA, BUFA giúp giảm cholesterol xấu và duy trì sức khỏe tim mạch.
Sữa Ấu Aumil – Top 1 trong các loại sữa hạt tốt cho sức khỏe
Chế biến các loại sữa hạt tốt cho sức khỏe tại nhà không chỉ giúp bạn tận hưởng hương vị tươi ngon mà còn đảm bảo giá trị dinh dưỡng tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu bạn không có nhiều thời gian hoặc muốn sự tiện lợi mà vẫn đảm bảo chất lượng, sữa ấu của Aumil Việt Nam chính là sự lựa chọn hoàn hảo.